Sự phóng tĩnh điện (ESD – Electrostatic Discharge)
Tương tự như hiện tượng sét trong tự nhiên. Tĩnh điện trên bề mặt vật thể sẽ phóng các điện tích xuống đất qua trục máy tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng tạo ra của tia lửa điện vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu ( đây là các dung môi gas , xăng .. v.v bay hơi) sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa họan.
Sự bám hút (ESA – Electro Static Atraction)
Các hạt bụi nhỏ khi gần từ trường tĩnh điện sẽ bị phân cực trái dấu. Sau đó các hạt bụi này sẽ bị hút vào bề mặt vật thể do lực hút. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Những tác hại thường thấy là giảm chất lượng sản phẩm, mực in bị nhiễm bẩn, bị lem khi in , kẹt máy , làm hư bản in trên ống đồng…
Tác hại đối với con người: Với một lượng điện tích rất lớn trên bề mặt vật thể , tạo ra một từ trường cực mạnh ở môi trường xung quanh . Từ trường này có tác hại về lâu dài với sức khỏe con người , trong đó , ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thần kinh , hệ sinh dục , hệ tuần hòan. Đặc biệt lực tĩnh điện có khả năng giật người thao tác gây ra tai nạn lao động.
Tác hại của tĩnh điện trong sản xuất: Tĩnh điện trên bề mặt của vật thể, khi lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000 volt) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực của các vật thể khi các vật thể này lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này tạo ra lực hút Culon đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào bề mặt của vật mang tĩnh điện. Hiện tượng hút bụi này ảnh hưởng tới chất lượng của các qúa trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ và các qui trình sản xuất điện tử …v.v..
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
- Màng phim, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
- Tĩnh điện cao gây ra tia lửa điện dẫn đến cháy nổ. Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in - Mực in bị lem ( vết chân chim, kéo râu…)
- Công nhân bị điện giật gây tai nạn lao động
- Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng phim…
- Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở
- Các sản phẩm nằm không đúng vị trí vì đẩy nhau do nhiễm tĩnh điện gây phế phẩm
- Kẹt màng vào các trục cuốn của máy
- Và nhiều tác hại khác
Giải quyết vấn đề tĩnh điện
Để giải quyết các vấn đề tĩnh điện ta có thể đựng sản phẩm, linh kiện trong các túi chống tĩnh điện.Túi chống tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trong các công ty sản xuất linh kiện điện tử, bo mạch, chip, main,... và còn được gọi là túi bảo vệ cho sản phẩm đựng bên trong được xem như là lớp bảo vệ giữa hai sản phẩmTúi chống tĩnh điện được phủ một lớp bảo vệ bằng kim loại bên trong với độ bền cao, nó đượccấu tạo từ một lớp chắn điện hợp kim với một lớp bảo vệ bằng nhựa dẻo dai, tạo nên khả năngmài mòn và chịu lực tốt, các túi này là loại bán trong suốt.
Hotline: 0938.141.882